Bé bị mẩn ngứa như rôm: Nguyên nhân và Cách chăm sóc

Mẩn ngứa, nổi rôm sảy là tình trạng mà hấu hết trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ nào cũng từng gặp phải. Tuy nhiên nhiều bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng khi con bị ẩn đỏ quá nhiều. Thói quen gãi hình thành, khiến làn da non nớt bị tổn thương để lại sẹo xấu. Lan da trẻ em tuy rất mỏng và khả năng để lại sẹo cũng rất cao nhưng lại có quá trình phục hồi rất tốt.

Trong bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp một số kiến thức cần thiết về tình trạng bé bị mẩn ngứa như rôm. Bố mẹ hoặc ông bà chăm sóc cháu hãy chú ý nhé!

Mẩn ngứa, rôm, sảy có hiểu hiệu thế nào?

Mẩn đỏ như rôm là tình trạng làn da của trẻ nhỏ bị ửng đỏ, tuy kích thước nhỏ nhưng lại phát tán trên diện rộng. Con chỉ cần cảm thấy ngứa chạm tay vào vùng da đỏ ửng thì một lúc sau sẽ lan đến những vùng da lân cận. Thông thường dạng mẩn đỏ này sẽ khiến con cảm thấy ngứa ngáy rất nhiều. Thời càng nóng, đổ nhiều mồ hôi thì tình trạng mản đỏ như rôm sẽ xuất hiện nhiều hơn.

Một số khác thì mẩn đỏ chỉ xuất hiện khi con bị sốt hoặc dị ứng với một thứ gì đó. Nhưng tình trạng này có thể nhanh chóng khắc phục khi cơn sốt được hạ và con khỏe mạnh trở lại. Mẩn đỏ, rôm sảy là những tình trạng da rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Con còn rất nhỏ chưa ý thức được vấn đề sức khỏe của chính mình vì thế rất cần sự chăm sóc, quan tâm từ phía người lớn.

Tình trạng mẩn đỏ ở lưng trẻ nhỏ
Tình trạng mẩn đỏ ở lưng trẻ nhỏ

Nhiều bậc phụ huynh chưa có kinh nghiệm nuôi con, có thể là con đầu lòng. Khi thấy trẻ có dấu hiệu nổi mẩn đỏ, rôm sảy chỉ nghỉ đó là dị ứng da bình thường. Nhưng nết tình trạng kéo dài sẽ khiến con khó chịu, quấy khóc, gãi mạnh tay làm vết thương nặng hơn. Ngay khi có những biểu hiện đáng nghi bạn nên tìm cách giải quyết tận gốc mẩn đỏ. Tránh thường hợp chúng làm con bị hành sốt, phát ban ngày một nặng hơn.

Vì sao trẻ bị mẩn ngứ như rôm?

Do cơ thể của trẻ

Cơ thể của trẻ khá là non nớt, có rất nhiều cơ quan vẫn chưa được hoàn thiện. Nhất là ở tuyến mồ hôi là cơ quan tiếp xúc nhiều với da của con nhất. Cũng giống với cơ chế nổi mụn khi bả nhờn và dầu thừa còn lại trong lỗ chân lông quá nhiều sẽ hình thành mụn. Tuyến mồ hôi của con cũng thế dầu thừa quá nhiều không thể thoát ra ngoài dẫn đến da ửng đỏ hoặc nổi rôm sảy.

Đó là lý do vì sao chúng ta phải tuyền xuyên lau sạch mồ hôi trên người con hoặc thay đồ liên tục trong ngày. Việc thay đồ và lau sạch mồ hôi sẽ giúp ngăn chặn sự tích tụ dầu trong lỗ chân lông. Ngoài cơ thể con dễ bị bệnh vặt như sốt cũng là tác nhân khiến làn da bị mẩn đỏ như rôm. Nhưng khi sốt hạ dần, thể trạng bình phục thì tình trạng mẩn đỏ cũng bớt dần đi.

Do ma sát, vận động nhiều

Làn da của trẻ em rất mỏng manh vì thế mỗi khi chúng ta chạm vào cảm thấy rất mịn mang. Vì sự mong mảnh này mà con dễ bị muỗi đốt, trầy xước khi ca chạm. Kể cả những ma sát với quần áo, tã lót  cũng khiến da trẻ bị mẩn đỏ. Có thể do thành phần của sản phẩm không phù hợp hoặc ba mẹ chọn kích cỡ quá nhỏ so với con.

Trẻ con hiếu động thường chạy nhảy thường xuyên, mồ hôi nhiều, va chạm ma sát với nhiều bề mặt. Đây cũng là những nguyên khiến da con hay gặp tình trạng ngứa ngáy, mẩn đỏ ở nhiều vùng. Thông thường chúng sẽ xuất hiện ở đầu cổ, ngực và lưng, bàn tay, bàn chân. Đôi khi có cả ở hai bên má, mông, bẹn.

Do dị ứng thuốc, thức ăn

Vấn đề về dị ứng thuốc hoặc thức ăn là điều khó thể đoán trước chỉ khi con dùng chúng ta mới phát hiện ra được. Mỗi người sinh ra sẽ có thể trạng khác nhau, con trẻ cũng vậy. Không phải tất cả trẻ em đều sẽ dị ứng giống nhau, có trẻ sức khỏe tốt cũng có bé yếu ớt hơn. Bố mẹ hoặc người chăm sóc trực tiếp nên chú ý đến thói quen ăn uống của con nhiều hơn để tránh dị ứng.

Tuy tất cả những thành phần thuốc dành cho trẻ nhỏ đều rất lành tính. Nhưng ở một trẻ nhạy cảm lại bị dị ứng với một số thành phần này. Vì thế ngay khi con có triệu chứng như quấy khóc, thở khò khè, nổi mẩn đỏ mẹ nên xme xét lại thuốc con đang dùng. Ở những lần khám tiếp theo hãy nói với bác sĩ điều trị lưu ý này để chọn lựa loại thuốc phù hợp hơn.

Do vi khuẩn

Vi khuẩn là những bào tử rất nhỏ mà mắt thường chúng ta không thể nào nhìn thấy được. Vì thế chúng có thể lây lan trong không khí, bất kỳ đồ vật xung quanh mà chúng ta chạm vào. Với thể trạng non nớt của con thì những loại vi khuẩn này lại càng ưa thích. Chúng khiến con cảm thấy khó chịu, dẫn đến sốt, nổi mẩn đỏ, rôm sảy.

 

Đó cũng là lý do vì sao chúng ta nên dọn dẹp nhà của cận thận, thường xuyên khử khuẩn dụng cụ trong nhà. Nhất là những khu vực con em thường đến như phòng ngủ, phòng ăn, phòng bếp,…Chú ý cả những bề mặt bàn ghế, tủ,…còn thường chạm vào.

Cách chăm sóc trẻ bị mẩn ngứa như rôm

Trẻ bị mẩn đỏ như rôm không quá khó khăn trong việc chăm sóc. Bạn chỉ cần lưu ý thường xuyên tắm rửa thân thể, mắc đồ thông thoáng để không làm bí tắc lỗ chân lông. Với trẻ sơ sinh chưa có ý thức tự chăm sóc chính mình, con lại thường xuyên gãi vào vùng bị đỏ. Mẹ có thể đeo bao tay, bao chân chon. Để con nằm, chơi trong phòng mát mẻ, thông thoáng.

Trẻ hiếu động thường xuyên chạm vào nhiều bề mặt chứa nhiều vi khuẩn
Trẻ hiếu động thường xuyên chạm vào nhiều bề mặt chứa nhiều vi khuẩn
Nên để trẻ chơi hoặc nằm ở nơi thông thoáng, mát mẻ
Nên để trẻ chơi hoặc nằm ở nơi thông thoáng, mát mẻ

Để trị dứt được tình trạng mẩn đỏ bạn nên tìm ra được nguyên nhân dẫn đến da bị ngứa. Nếu là do thời tiết thì chúng ta có thể chủ động vệ sinh thân thể cho con thật tốt. Nếu là do dị ứng hoặc bụi bẩn chúng ta nên đổi thuốc, thực đơn và lau dọn nhà nhiều hơn. Khi tắm cho trẻ bạn nên dùng bông tắm hoặc khăn bông dành trẻ cho da em bé để làm sạch thân thể của con. Thời tiết quá nóng chúng ta có thể tắm con bằng nước mát vào buổi trưa hoặc chiều.

Chế độ ăn uống của trẻ nhỏ cũng có tác động khá nhiều đối với tình trạng làn da của con. Để da con khỏe mạnh, trắng hồng thì mẹ nên cho con ăn nhiều trái cây, uống nhiều nước. Có thể dùng thêm các sản phẩm kem dưỡng của em bé để bảo vệ da dưới ánh nắng.