Tiêm mũi sởi cho bé 9 tháng có sốt không? Nên làm gì khi bé sốt?

Tiêm chủng là một trong những điều mà trẻ sơ sinh nào cũng sẽ trải qua ngày từ khi vừa sinh ra đời. Những loại vác xin dành cho trẻ thường có tác dụng không mạnh và cần được tiêm nhắc khi bé lớn. Đây là cách giúp các ông bố bà mẹ bảo vệ con khởi những loại vi rút gây bệnh.

Bệnh sởi là loại lây nhiễm qua đường hô hấp và hầu như thường gặp ở trẻ nhỏ. Thể chất non nớt, sức đề kháng còn yếu vì thế con thường không có khả năng chống lại vi rút xâm nhập. Vì thế bố mẹ nên đưa con đi tiêm mũi sởi đầy đủ theo lịch bác sĩ đưa ra khi đủ tuổi.

Tìm hiểu chung về bệnh sởi và vác xin sởi

Bệnh sởi thường xuất hiện ở trẻ dưới 5 tuổi vào mùa đông xuân. Vẫn có những trường hợp người lớn bị nhiễm bệnh, triều chứng có thể nặng nề hơn. Tuy nhiên nếu bạn có tiêm phòng thì khả năng mắc bệnh sẽ thấp hơn. Đối trẻ em thể trạng yếu ớt, lại hiếu động chạy nhảy nhiều nơi. Việc nhiễm bệnh từ những bạn bên cạnh là điều thường xảy ra.

Dấu hiệu bệnh thường thấy ở trẻ là viêm đường hô hấp, sốt, viên kết mạc, phát ban. Tình trạng xấu hơn có thể dẫn đến viêm phổi, viêm tai giữa, viêm não,…Bên cạnh có trẻ cũng thường xuất hiện triệu chứng tiêu chảy, hoại tử hàm. Nếu không kịp thời điều trị có thể dẫn đến tử vong. Có thể thấy rằng chỉ cần một sơ sót nhỏ không cẩn thận khi chăm con sẽ dẫn đến những hậu quả khó lười.

Vác xin sởi là một trong những giải pháp ngăn chặn bệnh sởi phát triển trong cơ thể của con. Chúng ta không thể nào nhìn thấy được sự phát triển của vi rút. Cách duy nhất là phải tiêm ngừa để tự cơ thể sản sinh ra kháng thể chống lại bệnh tật. Trẻ con là đối tượng mong manh chưa có ý thức về việc phòng bệnh. Vì thế các bậc phụ huynh phải quan tâm, chăm sóc đến con nhiều hơn.

Lịch tiêm chủng sởi cho trẻ sơ sinh

Thông thường các con được tiêm phòng sởi khi đã đủ 12 tháng. Đây là đối với trẻ ở vùng an toàn ít có trường hợp nhiễm bệnh. Tuy nhiên Y tế Thế giới khuyến cáo rằng nên tiêm mũi sởi cho trẻ từ 9 tháng tuổi. Đây là khung tuổi thích hợp để con tạo kháng thể chống bệnh đối với những vùng có dịch thường xảy ra.

Con có thể tiêm phòng sởi khi đã đủ 6 tháng tuổi
Con có thể tiêm phòng sởi khi đã đủ 6 tháng tuổi

Tuy nhiên ở nước ta ở những vùng có dịch sởi lưu hành trẻ sẽ được tiêm khi 6 tháng tuổi. Và sẽ đạt được miễng dịch hơn 96% khi đã tiêm mũi thứ 2. Bạn nên lưu ý đã tiêm mũi 1 không có nghĩa con đã hoàn toàn có kháng thể với bệnh sởi. Chúng ta vẫn nên chú ý làm vệ sinh thân thể của con cẩn thận. Thường xuyên lau dọn nhà cửa để phòng bệnh là điều nên thực hiện nhất.

Vào thời gian dịch sởi lưu hành không nên cho con đi ra ngoài quá nhiều. Bạn có thể tự tạo đồ chơi hoặc chơi cùng con tại nhà. Đây cũng là một cách giúp bé gần gũi với ba mẹ nhiều hơn. Ngoài ra còn có thể phòng bệnh một cách tốt nhất. Bên cạnh đó bạn cũng nên dạy con cách tự vệ sinh cơ thể của mình. Đây sẽ là một thói quen rất tốt cho đến khi con trưởng thành.

Tiêm mũi sởi cho bé 9 tháng có sốt không?

Hầu hết trẻ sơ sinh nào cũng sẽ gặp phải triệu chứng sốt sau khi tiêm chủng. Bất kể là mũi sởi hay bất kỳ loại bệnh nào khác sau khi tiêm con đều bị sốt. Bởi vì sốt là thời gian mà cơ thể đang chiến đấu với vi rút của bệnh. Chúng đang tập trận trong cơ thể của bé, đó là lý do dẫn đến con sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn.

Tuy nhiên nếu tình trạng sốt cao hơn, con có thêm những dấu hiêu như thở khò khè, chán ăn, buồn nôn. Gia đình nên đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám. Có thể cơ thể của con đang dị ứng với một số thành phần của thuốc. Hoặc bé đang bị nhiễm sởi trước khi tiêm chủng mà gia đình chưa biết. Bệnh sởi cũng giống với những căn bệnh khác cũng có thời gian ủ bệnh.

Sốt là một triệu chứng thường gặp sau tiêm
Sốt là một triệu chứng thường gặp sau tiêm

Khi phát bệnh chúng cũng có những triệu chứng như đầu bài chúng tôi đã đề cập đến. Bố mẹ nên thường xuyên kiểm tra thân nhiệt của con, cho con uống nhiều nước. Khi bé bị sốt hãy cho uống thuốc hạ sốt hoặc dùng miếng dán để làm ổn định nhiệt độ. Đừng ép con ăn quá nhiều vì lúc này cơ thể còn yếu dễ bị nôn mửa, khó tiêu.

Những điều nên làm khi bé bị sốt sau tiêm chủng?

Trong trường hợp con bị sốt sau khi tiêm, bố mẹ có thể cho con uống thuốc hạ sốt. Song song đó kết hợp với miếng dán hạn nhiệt sẽ giúp con điều hoà cơ thể tốt hơn. Khi ngủ cho con mặc quần áo dài tay, nếu ngủ máy lạnh nên tăng nhiệt độ vừa phải. Khi ngủ con thường hay đá chăn, bố hoặc mẹ nên để ý đắp chăn để phòng trường hợp con nhiễm lạnh.

Ngày thứ 2 sau tiêm con thường sẽ sốt nhẹ, vẫn chơi và ăn uống bình thường. Cho con uống nhiều nước hoặc uống nước cam pha loãng để con dễ tiêu hoá. Khẩu phần ăn nhẹ nhàng dễ tiêu, có thể là cháo, hủ tíu, cơm với canh,…Việc kiểm tra thân nhiệt nên được diễn ra thường xuyên trong ngày.

Phát ban là triệu chứng của bệnh sởi
Phát ban là triệu chứng của bệnh sởi

Hãy quan sát con từ 2-3 ngày nếu triệu chứng sốt giảm dần thì bạn có thể yên tâm rằng con vẫn khoẻ mạnh. Sau 7 ngày con vẫn bình thường không hề có bất kỳ triệu chứng lạ nào. Đó chính là dấu hiệu cho thấy con đã tiếp nhận vác xin và đang trong quá trình tạo kháng thể.

Trẻ tuy thể trạng còn yếu nhưng cơ thể của chúng cực kỳ tốt, có thể tự tạo ra kháng thể để bảo vệ chính mình. Tuy nhiên bố mẹ không được lơ là trong quá trình chăm sóc con. Để con có thể khoẻ mạnh lớn lên từng ngày điều qua trọng là con phải được ăn uống đủ chất. Mong rằng các con sẽ khoẻ mạnh và trưởng thành một cách tốt nhất nhé!