Cơ chế lây bệnh của vi rút HIV? Cách ngăn ngừa HIV

HIV là một trong những căn bệnh thế kỷ của loài người hiện nay vẫn chưa có thuốc ngăn ngừa. Trong bài viết này chúng tôi gửi đến bạn cơ chế lẫy nhiễm vi rút HIV đối với con người.

Thực tế HIV vẫn chưa có thuốc phòng ngừa cũng như chữa trị có phương pháp điều trị dứt điểm. Chúng ta chỉ có thể kiểm soát liều lượng vi rút trong cơ thể người bệnh ở mức độ cho phép. Để không là nạn nhân của căn bệnh thế kỷ này bạn nên bảo vệ bản thân của mình thật tốt.

Cơ chế lây bệnh của vi rút HIV

Tổng quan về HIV

HIV là viết tắt của Human Immunodeficiency Virus, tác dụng của chúng là tấn công hệ miễn dịch của con người. Khiến miễn dịch yếu dần, kéo theo sức khoẻ ngày càng tụt dốc không còn khả năng bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật. Tình trạng bệnh này kéo dài không được điều trị kịp thời sẽ trở thành bệnh AIDS – Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải.

HIV đã bắt đầu xuất hiện trên thế giới tại Zaize – Châu Phi vào năm 1959. Nhưng đến tận 1981 AIDS lâm sàng được phát hiện ca đầu tiên tại Mỹ. Và hiện nay ngày 1 tháng 13 hằng năm trở thành Ngày thế giới  phòng chống bệnh AIDS.

Hình ảnh dưới kính hiển vi của vi rút HIV
Hình ảnh dưới kính hiển vi của vi rút HIV

Một thực tế đáng buồn là cho đến hiện nay vẫn có thuốc điều trị cũng như ngăn ngừa HIV dứt điểm. Chúng ta chỉ có thể kiểm soát nồng độ vi rút trong cơ thể bệnh nhân ở mức ổn định. Tuy nhiên bệnh nhân AIDS phải sống chúng với vi rút cả đời vẫn có một cuộc sống vui vẻ và hạnh phúc.

Cơ chế lây bệnh

Từ tổng quan trên cho ta thấy rằng mầm móng của căn bệnh này có thời gian ủ bệnh khá dài. Để phát hiện phải thông qua xét nghiệm máu cũng như những triệu chứng nghi nhiễm trên cơ thể người bệnh. Sau thời gian nghiên cứu uỷ ban y tế thế giới đã đưa ra cơ chế lây bệnh của vi rút HIV như sau:

Lây nhiễm qua đường máu: 

Đây là cơ chế lây nhiễm điểm hình nhất khi người bệnh truyền nhiễm sang những người bên cạnh. Vi rút này sống trên hệ thống máu của người bệnh chúng tàn phá hệ miễn dịch. Khi người bệnh bị chảy máu, những xung quanh không cẩn thận dính phải vẫn có khả năng nhiễm bệnh. Ví dụ như chúng ta dùng chung bàn chải đánh răng, người nhiễm HIV bị chảy máu răng, người khoẻ mạnh đánh chung sẽ bị nhiễm bệnh.

Ngoài ra có thể do chúng ta dùng chung kim tiêm, dụng cụ xâm chân mày, các dụng cụ y tế không được khử khuẩn cẩn thận,…Bất cứ hoạt động này có liên quan đến đường máu của người nhiễm bệnh không cẩn thận khử khuẩn đều dẫn đến nguy cơ lây truyền bênh HIV.

Lây qua đường tình dục: 

Đứng sau cơ chế lây nhiễm bằng đường máu là đường tình dục. Khi chúng vợ chồng ân ái, một trong hai ngừoi đã bị nhiễm HIV sẽ có khả năng truyền bệnh sang người còn lại. Quá trình truyền nhiễm này thông qua máu hoặc dịch tiết của bộ phận sinh dục khi quan hệ.

Kể cả khi bạn quan hệ bằng miệng hay bằng bộ phận sinh dục đều có khả năng bị truyền bệnh. Chỉ cần là có tiếp xúc gần gũi với nhau dính dịch tiết hoặc máu của người bệnh thì đều có nguy cơ nhiễm HIV. Số lượng người bệnh bị lây nhiễm HIV qua đường tình dục chiếm hơn 50% tổng số. Báo động cho chúng ta về ý thức và vệ sinh trong quan hệ tinh dục vô cùng cần thiết.

Lây qua đường mẹ sang con:

Người mẹ bị nhiễm HIV có thể truyền sang con trong quá trình mang thai, sinh nở và cho con bú. Máu của người nhiễm bệnh qua nhao thai đi vào cơ thể của thai nhi trong thời kỳ mang bầu. Khi người mẹ vượt cạn dịch từ âm đạo, nước ối xâm nhập vào cơ thể trẻ khiến trẻ mắc phải nhiễm bệnh.

Lây nhiễm từ mẹ sang thai nhi trong quá trình mang thai
Lây nhiễm từ mẹ sang thai nhi trong quá trình mang thai

Sau khi sinh con mẹ thường sẽ cho bé bú là chính, lúc này vi rút có thể từ tuyến sữa đi vào cơ thể con. Có thể còn do những vết nứt trên núm vú sẽ truyền bệnh sang cho con. Trẻ sơ sinh và người mẹ có một mối quan hệ rất mật thiết với nhau, vì vậy mà nhiễm AIDS rất dễ lây truyền sang cho con.

Vi rút HIV không lâu nhiễm qua những con đường nào?

Ở phần trên chúng tôi đã trình bày với bạn cụ thể về những con đường lây nhiễm phổ biến của bệnh. Rất nhiều người lo lắng ngoài 3 con đường trên HIV có thể lây nhiễm qua đường khác không. Câu trả lời là không, bạn có thể yên tâm rằng chúng sẽ không thể truyền bệnh sang những đường dưới đây:

  • Các hoạt động ôm âp, bắt tay, hôn nhau
  • Dùng chung chén, đũa, muỗng, nhà vệ sinh
  • Tiếp xúc với nước mắt, mồ hôi, nước bọt của người bệnh
  • Không truyền nhiễm qua đường không khí

Bạn có thể yên tâm rằng nếu bạn không tiếp xúc với máu hay dịch âm đạo của người bệnh thì sẽ có nguy cơ bị phơi nhiễm. Có rất nhiều gia đình có thành viên nhiễm HIV vẫn có thể chung sống một cách thoải mái mà không hề lây bệnh cho bất kỳ ai. Chỉ cần chúng ta nắm rõ được cơ chế lây bệnh của chúng thì có thể chủ động ngăn ngừa một cách hiệu quả.

Cách phòng tránh HIV/AIDS

HIV/AIDS được liệt vào danh sách những căn bệnh thế kỷ cùng với tiểu đường vì chúng không có thuốc chữa và phòng ngừa. Chúng ta chỉ có thể ngăn ngừa vi rút bằng chính y thức của chính mình. Đầu tiên phải kế đến là bản thân người nhiễm bệnh phải tự ý thức bảo vệ cho những người xung quanh. Khi đã có kết quả dương tính thì nên báo với những người đã từng tiếp xúc thân mật với mình.

Ngoài ra, đến thăm khám bác sĩ, tiếp nhận phác đồ điều trị để kiểm soát bệnh tình của mình. Bệnh cạnh đó là giữ vệ sinh sạch sẽ, thân thể không để máu hay chất dịch của bản thân dính phải người khác. Nhất là vợ/người yêu/ bạn tình của mình, đây là điều cực kỳ quan trọng để bệnh không lây truyền sang nhiều người.

Tình dục an toàn sẽ giúp bạn ngăn ngừa được rất nhiều bệnh xã hội
Tình dục an toàn sẽ giúp bạn ngăn ngừa được rất nhiều bệnh xã hội

Với những người chưa nhiễm bệnh nên có tự bảo vệ bản thân bằng cách quan hệ tình dục an toàn. Nên trang bị biện pháp như đeo bao cao su, vệ sinh sạch sẽ khi quan hệ. Chung thuỷ với một bạn tình để hạn chế sự lây nhiễm từ những người khác. Tình dục là nhu cầu khá bình thường của con người nhưng chúng cũng là hoạt động truyền nhiễm của rất nhiều loại vi rút khác nhau.