Bệnh tay chân miệng có tự khỏi không?Các cấp độ bệnh

Tay chân miệng là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Nhiều người đặt câu hỏi rằng nếu không phát hiện bệnh kịp thời thì có thể tự khỏi hay không? Các phòng tránh như thế nào?

Có thể thấy vài năm trở lại đây tỷ lệ trẻ mắc bệnh tay chân miệng ngày càng tăng cao. Tuy đã có rất nhiều khuyến cáo về việc phòng tránh nhưng vẫn chưa thể làm giảm số lượng trẻ mắc bệnh hằng năm. Rất nhiều dấu hiệu cụ thể của bệnh giúp người lớn mau chóng phát hiện ra trẻ mắc bênh. Hãy cùng tìm hiểu với chúng tôi trong bài viết này!

Dấu hiệu của tay chân miệng ở từng thời kỳ

Thời kỳ ủ bênh

Tay chân miệng cũng giống với những căn bệnh lây nhiễm cấp tính khác sẽ có khoảng thời gian ủ bệnh. Trong lúc này nếu cơ thể khoẻ mạnh có thể tự đào thải vi rút ra bên ngoài. Nhưng với một số đối tượng yếu ớt hơn thì khả năng bị vi rút xâm nhập sẽ nhanh hơn. Với loại vi rút này thời gian ủ bệnh từ 3-6 ngày đối với trẻ em. Với người lớn thời có thể dài hơn vì chúng không có biểu hiện cụ thể.

Đa số thời kỳ ủ bệnh của tất cả loại bệnh đều không có biểu hiện cụ thể. Một số triệu chứng khá là chung chung vì thế chúng ta lại lầm tưởng đó là bệnh vặt không quá nguy hiểm. Vì dụ như nhiệt độ cơ thể thay đổi đôi khi do thời tiết, do rối loạn nội tiết tố. Nổi mụn nước ở miệng cũng có thể do bạn ăn nóng, nhiệt trong cơ thể. Chính vì thế mà chúng ta thường không nhận ra bệnh tay chân miệng.

Thời kỳ khởi phát

Bước đến giai đoạn khởi phát là sau quá trình ủ bệnh sẽ xuất hiện nhiều dấu hiệu cụ thể hơn từ 1-2 ngày. Đầu tiên vẫn sẽ là những cơn sốt, tiếp đến là đau họng, ho khan, đau cơ, biếng ăn, tiêu chảy. Thân nhiệt thay đổi là triệu chứng đầu tiên và chung của tất cả biến đối trong cơ thể chúng ta. Đây là dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch của cơ thể đang phải chống chọi lại với vi rút.

Với trẻ nhỏ cơn sốt này có thể tăng cao đến 38, 39 độ, con mệt mỏi nhiều hơn. Tiêu chảy vài lần trong ngày khiến cơ thể mất nước, biếng ăn, không còn thấy ngon miệng nữa. Trẻ con sức chống chịu không tốt như người lớn, chỉ cần vài cơn sốt đã làm chúng chán nản và khó chịu hơn rất nhiều. Các bậc phụ huynh hãy quan sát con cẩn thận, thường xuyên kiểm tra thân nhiệt để kịp thời điều trị cho con.

Những vết lỡ loét hoặc mụn đỏ quanh miệng con
Những vết lỡ loét hoặc mụn đỏ quanh miệng con

Với những trẻ hiếu động thì việc bị sốt là điều rất thường thấy. Chúng hoạt động nhiều, chơi đùa ngoài trời liên tục đôi khi bị ảnh hưởng bởi thời tiết. Một số ba mẹ xem đó là dấu hiệu bình thường, kể cả tiêu chảy cũng được cho là do tiêu hoá của con còn non nớt. Tuy nhiên nếu dùng thuốc nhưng vẫn không hiệu quả bạn nên đưa con đi khám để bảo đảm sức khoẻ.

Thời kỳ toàn phát

Đây là giai đoạn cuối cùng của bệnh, hầu như là thời kỳ bùng phát của rất nhiều triệu chứng. Lúc này bạn quan sát tay chân của con sẽ xuất hiện nhiều chấm đỏ ngày một chi chít. Trong miệng còn nổi cả mụn nước, quang miệng lỡ loét đau rát, dịch tiết ra nhiều đó là nguồn lây của bên với người khác. Trên cơ thể con trẻ hầu nhu mụn nước hoặc ban đỏ nổi ở khắp cơ thể.

Không chỉ trẻ con mà cả người lớn cũng có những dấu hiệu này
Không chỉ trẻ con mà cả người lớn cũng có những dấu hiệu này

Với những nốt này bạn sờ vào thấy hơi cộm tay, chúng sẽ có cảm giác hơi ngứa ngáy một tí. Quanh miệng những nốt lỡ loét sẽ khiến con đau rát, biếng ăn và khóc nhè nhiều hơn. Trẻ còn nhỏ tuổi thì sẽ quấy khóc càng nhiều hơn và rất khó để cho con uống thuốc. Ba mẹ có thể dùng miếng dán hạ sốt hoặc thêm chút si rô vào thuốc để át đi vị đắng để con dễ uống hơn.

Tay chân miệng sau điều trị từ hơn 1 tuần theo đúng lời dặn của bác sĩ sẽ nhanh chóng hồi phục. Bậc phụ huynh nên lưu ý một chút về triệu chứng sốt cao, nếu tình huống sốt càng cao sẽ dẫn đến co giật. Cách tốt nhất khi thấy con có dấu hiệu bất thường hãy đến ngay cơ sở ý tế gần nhất. Sức khoẻ của trẻ con rất non nớt lại không biết cách thể hiện ra bên ngoài, vì thế ba mẹ phải quan sát thật kỹ.

Bệnh tay chân miệng có thể tự khỏi được không?

Bệnh tay chân miệng có thể tự khỏi hay không tuỳ vào từng cấp độ của bệnh. Cấp độ này sẽ do các bác sĩ điều trị chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với sức khoẻ của con.

Cấp độ 1:

Con sẽ được chỉ định dùng thuốc hạ sốt và hướng dẫn chế độ để hạn chế những triệu chứng nặng hơn. Lịch tái khám sẽ từ 1-2 ngày, trong trường hợp sốt cao sẽ tái khám sau 48 giờ đồng hồ. Giai đoạn điều trị từ 8 -10 ngày, bố mẹ sẽ đưa con đến tái khám thường xuyên. Ở cấp độ 1 sẽ nhanh chóng hồi phục trở lại sau 10 ngày dùng thuốc. Có thể nói rằng còn sẽ tự khỏi không cần dùng kết hợp quá nhiều loại thuốc.

Tay chân xuất hiện nhiều mụn đỏ
Tay chân xuất hiện nhiều mụn đỏ

Cấp độ 2 đến 3,4:

Đây là cấp độ nặng hơn của bệnh có nhiều triệu chứng nặng hơn như chúng tôi đã trình bày ở phần trên. Ba mẹ có thể quan sát thêm về nhịp thở, giấc ngủ của con. Thông thường loại vi rút này sẽ khiến con khó thở, thở khò khè, giật mình giữa đêm, ngủ không thẳng giấc. Những trẻ có dấu hiệu nặng là sốt cao liên tục, lúc nào cũng trong trạng thái mê man, mệt mỏi kéo dài.

Cấp độ càng cao thì bác sĩ sẽ chỉ định thêm một loại thuốc bôi hoặc thuốc uống giúp con hạ sốt. Bên cạnh đó bôi vào vết lở loát, mụn nước để tránh tình huống dịch tiết chảy lây lan sang các thành viên khác. Cấp độ bệnh càng cao thì khả năng tự khỏi sẽ rất chậm. Với trẻ đang đến tuổi học mầm non tốt nhất bố mẹ nên cho con nghỉ học để ổn định sức khoẻ.