Người lớn có bị lây bệnh chân tay miệng không?Có nguy hiểm không?

Tay chân miệng là một trong những căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Vậy nếu người lớn chăm sóc trẻ mắc bệnh có khả năng bị lây hay không? Lời giải đáp có trong bài viết dưới đây:

Thực tế bệnh tay chân miệng là bệnh lây nhiễm cấp tính do vi rút gây nên. Đánh giá chung chúng không quá nguy hiểm đối với sức khoẻ của trẻ nhỏ nếu được chăm sóc cẩn thận. Nhưng khi người lớn bị nhiễm bệnh thì lại xuất hiện nhiều biến chứng nếu phát hiện không kịp thời.

Tổng quan về bệnh tay chân miệng

Nguyên nhân

Như chúng ta đã biết bệnh tay chân miệng được bắt nguồn từ hai loại vi rút là coxsackievirus A16 và enterovirus 71. Chủ yếu chúng lây lan bằng đường tiêu hoá và thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Ở tầm tuổi này hệ tiêu hoá của các con còn khá là yếu ớt, tạo điều kiện cho chủng vi rút này phát triển rất tốt. Nhìn chung các trường hợp ở trẻ nhỏ thường không có biến chứng nguy hiểm.

Trẻ nhỏ chưa có nhiều ý thức về việc phải vệ sinh cá nhân thường xuyên. Chúng thường chơi đùa sau đó lại dùng bàn tay bẩn trực tiếp chạm vào thức ăn và đưa lên miệng. Từ đây vi rút đi theo con đường này vào trong cơ thể, khiến con nhiễm bệnh. Bàn tay là bộ phận được sử dụng nhiều nhất trên cơ thể của chúng ta kể cả là trẻ nhỏ hay người lớn. Vì thế các gia đình nên thường nhắc nhở con rửa tay rửa chân sạch sẽ trước vào bàn ăn hoặc đi ngủ.

Đôi khi việc đến nhà trẻ cũng là nguyên nhân khiến con của bạn mắc bệnh. Ở nhà trẻ các con thường ăn uống gần nhau, thường xuyên tiếp xúc với nhau. Trẻ nhỏ vẫn chưa có nhận thức về chuyện lây nhiễm bệnh. Trong quá trình chơi đùa nước mũi, nước bọt của con vô tình dính vào người bạn khác. Từ đây chùm lây nhiễm bắt đầu, trẻ trong cùng một lớp có thể bị nhiễm giống nhau.

Dấu hiệu

Thời gian ủ bệnh của chùm lây nhiễm này là từ 3-7 ngày, chúng lại chắc có biểu hiện gì rõ ràng ở trẻ nhỏ. Cho đến khi bước vào giai đoạn thứ phát từ 1-2 ngày. Trẻ hay có những triệu chứng như sốt cao, nổi mụn nước, đau họng, đau nhức cơ, mệt mỏi, buồn nôn,…Còn cảm thấy khó chịu cổ họng, ho nhiều và sốt li bì.

Nổi ban đỏ là một trong những dấu hiệu điển hình
Nổi ban đỏ là một trong những dấu hiệu điển hình

Tay chân bắt đầu xuất hiện những nốt ban đỏ, số lượng ngày càng nhiều nếu không được điều trị kịp thời. Trường hợp trở nặng trẻ còn có biểu hiện nôn nhiều, lên cơn co giật. Với người lớn những dấu hiệu này có thể nặng nề hơn và dễ dàng phát hiện hơn trẻ nhỏ. Vì ở độ tuổi trưởng thành chúng ta đã có ý thức chú tâm đến sức khoẻ của bản thân hơn.

Sốt cao hầu như là một dấu hiệu điển hình của rất nhiều loại bệnh ở trẻ con lẫn người lớn. Bất kỳ loại vi rút hay những thay đổi bên trong cơ thể con người đều sẽ làm thay đổi thân nhiệt của chúng. Ba mẹ nên thường xuyên đo đạc nhiệt độ để phát hiện ngay vấn đề mà con đang mắc phải. Có thể dự trữ thêm các loại thuốc hạ sốt, miếng dán hạ sốt để kịp thời giúp con ổn định thân nhiệt.

Người lớn có bị lây bệnh chân tay miệng không?

Ngay từ đầu bài chúng tôi đã nhấn mạnh rằng tay chân miệng là bệnh lây nhiễm cấp tính. Không chỉ riêng ở trẻ nhỏ mà ngay cả người lớn vẫn có khả năng bị nhiễm. Loại vi rút này có thể lây nhiễm qua dịch mũi, nước bọt, những vết lỡ loãng trên cơ thể,…Khi người lớn chăm sóc trẻ bị mắc bệnh vô tình bị dính phải những con đường lây lan kể trên thì vẫn có thể bị nhiễm bệnh.

Vì thế các bậc phụ huynh ở nhà có trẻ mắc bệnh phải thật cẩn thận trong khâu chăm sóc. Vừa giúp con mau khoẻ lại vừa bảo vệ bản thân và những thành viên khác không bị nhiễm vi rút. Sau khi chăm sóc con bạn nên rửa tay thật kỹ với xà phòng hoặc nước rửa tay. Trong quá trình chăm con tắm rửa, bôi thuốc, bạn có thể dùng bao tay y tế để hạn chế sự tiếp xúc với vết thương, dịch tiết.

Bàn tay là bộ phận dễ chạm vào nguồn lây nhất
Bàn tay là bộ phận dễ chạm vào nguồn lây nhất

Đa số các bậc cha mẹ đều yêu thương con cái của mình sẽ không màng khó khăn lo lắng cho con đến khi khoẻ khoắn trở lại. Tuy nhiên bạn nên chú ý vệ sinh vì nếu bạn nhiễm vi rút thì sẽ không còn đủ sức lo lắng cho con. Đến khi con khỏi hoàn toàn thì các thành viên khác trong gia đình đã bị bệnh. Chùng lây cứ thế kéo dài mà không hoàn toàn chấm dứt được.

Vậy câu trả lời cho câu hỏi ở đầu bài “Người lớn có bị lây bệnh chân tay miệng không?“, là có!

Người lớn có bị lây bệnh chân tay miệng có nguy hiểm không?

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh tay chân miệng xuất hiện ở người lớn có nhiều biến chứng nguy hiểm. Với trẻ nhỏ chỉ cần điều trị đúng cách thì chỉ sau 1 tuần có thể hồi phục, với người lớn cũng thể hoặc nhanh hơn. Tuy nhiên nếu trong trường hợp người lớn phát hiện bệnh quá trễ có thể để lại biến chứng: viêm màng não, viêm não, viêm cơ tim,…

Nguy hiểm nhất là đối với các thai phụ có thể dẫn đến sảy thai, thai lưu. Phụ nữ mang thai luôn là đối tượng đặc biệt được chăm sóc cẩn thận từ sức khoẻ cho đến tâm lý. Khi mang thêm một sinh linh khác trong người là lúc cơ thể phụ nữ phải hoạt động gấp đôi. Vừa để duy trì sự sống cho bản thân vừa cung cấp nguồn sống cho thai nhi. Vì thế bất kỳ loại vi rút nào tấn công vào sức khoẻ của họ đều ảnh hưởng đến đứa trẻ.

Trẻ nhỏ mắc bệnh sẽ nhanh chóng hồi phục sau 1 tuần
Trẻ nhỏ mắc bệnh sẽ nhanh chóng hồi phục sau 1 tuần

Mỗi một độ tuổi mỗi một thể trạng sẽ có rất nhiều triệu chứng xảy ra. Điều quan trọng nhất là bản thân chúng ta nên có sự cảnh giác và chuẩn bị tinh thần đối mặt với bệnh. Tay chân miệng không phải là căn bệnh quá nguy hiểm hay không có thuốc trị. Chỉ cần bạn nhanh chóng phát hiện sự thay đổi của cơ thể và đến thăm khám ngay lập tức. Sau 1 tuần điều trị theo phác đồ của bác sĩ bạn sẽ nhanh chóng lấy lại được cân bằng.