Viêm gan B là một loại bệnh truyền nhiễm do vi rút siêu vi B gây nên. Chúng có rất nhiều con đường lây nhiễm, một trong số đó là từ mẹ sang con trong quá trình mang thai.
Theo ghi nhận của cục Y tế Dự phòng tỷ lệ mắc viêm gan B của nước ta mỗi năm có tỷ lện 10-20%. Tuy nhiên trong số nằm có số lượng mẹ và trẻ khá cao. Vì thế các mẹ bầu nên hiểu rõ về loại bệnh này và có những biện pháp ngăn ngừa hiệu quả.
Mục lục:
Mẹ bị viêm gan b có lây sang con không?
Vi rút siêu vi B có khả năng lây nhiêm khá cao và chúng gây nên bệnh viêm gan B. Đối tượng chúng thường nhắm đến nhất là phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh. Bởi lẽ cả hai đối tượng này có sức khoẻ khá yếu ớt, sự chống chọi với vi rút không tốt. Vì thế một khi chúng xâm nhập vào sẽ gây ra nhiều nguy hiểm sức khoẻ của thai phụ và thai nhi.
Từ những điều này chúng ta có thể kết luận rằng mẹ bị viêm gan hoặc có mầm móng siêu vi B trong cơ thể sẽ có nguy cơ lây sang con. Vậy vi rút sẽ bắt đầu xâm nhập vào cơ thể con qua những giai đoạn đoạn nào?
Quá trình mang thai
Trong quá trình thai kỳ là khoảng thời gian con được nuôi sống nhờ chất dinh dưỡng truyền từ cơ thể mẹ. Bất kỳ thức phẩm hay loại hợp chất nào vào trong cơ thể mẹ đều sẽ truyền đến con. Đó là lý do vì sao mà chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu vô cùng quan trọng. Chúng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển, trí não của thai nhi.

Tuy nhiên với loại siêu vi B chúng thường xuất hiện trong máu của người bệnh. Đối với thai nhi khi đang trong bụng được ngăn cách với mẹ bởi một lớp hàng rào. Con càng lớn thì lớp hàng rào này sẽ càng mỏng dần, các liên kết cũng yếu đi dần. Vì thế ở giai đoạn này nếu mẹ gặp bất bị chấn động nào sẽ khiến vi rút từ máu của mẹ tiếp xúc với máu của con khiến con bị nhiễm bệnh.
Càng về cuối thai kỳ, trẻ trong bụng mẹ đã có sự phát triển ổn định cứng cáp hơn rất nhiều. Con sẽ cảm thấy việc ở trong bụng quá chật chọi và muốn được ra ngoài. Lớp hàng rào ngăn cách mẹ và con cũng mỏng đi rất nhiều, để có có thể quẫy đạp tự do hơn. Lúc đó mẹ cũng có thể cảm nhận được con đang dần trong bụng của mình.
Quá trình vượt cạn
Có thể nói mang thai đã là một thời kỳ khó khăn của phụ nữ. Quá trình vượt cạn còn nhiều chông gai, đây là lúc mẹ như đứng giữa ranh rới sống và chết để có thể an toàn mang con đến thế giới này. Một số mẹ bầu có quá trình khá là trọn vẹn cả mẹ và bé đều khoẻ mạnh. Tuy nhiên một số khác mẹ bầu có bệnh nền hoặc thai nhi quá to gây khó khăn trong quá trình sinh nở.
Tổng hợp các trường hợp lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con, có hơn 90% trường hợp bị lây nhiễm từ quá trình sinh nở. Khi phụ nữ có dấu hiệu vỡ ói, sắp sinh, hầu hết các mạch máu trong cơ thể co bóp dữ dội. Tác động đến các mạch máu ở nhau thai, khiến máu mẹ có khả năng tiếp xúc trực tiếp với con. Đây là con đường lây nhiễm đầu tiên khi vượt cạn.
Khi con được đưa ra ngoài bằng đường cửa mình của mẹ. Tại đây có dịch âm đạo là con đường lây nhiễm bệnh thứ xâm nhập vào cơ thể của con. Rất nhiều bà mẹ trước mang thai không hề biết bản thân đang nhiễm bệnh. Đến khi sinh con ra đời thì con được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan B. Vì thế mẹ bầu không được chủ quan việc tiêm chủng hoặc khám sức khoẻ định kỳ.
Quá trình nuôi con bằng sữa
Như chúng ta đã biết giai đoạn đầu đời của con người thức ăn duy nhất chính là nguồn sữa từ mẹ. Một số người mẹ tuyến sữa bị tắc, sữa về khó khăn chỉ có thể nuôi con bằng sữa công thức. Tuy nhiên rất nhiều chuyên gia có lời khuyên rằng nên nuôi con bằng sữa mẹ. Trong sữa mẹ có rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho con và chúng phù hợp với tiêu hoá non nớt của trẻ sơ sinh.

Thực tế tỷ lệ trẻ sơ sinh bị lây nhiễm viêm gan bằng sữa mẹ là rất thấp. Tuy nhiên đã có trường hợp con bị nhiễm bệnh do bị lây truyền vi rút từ sữa non của mẹ. Dù tỷ lệ này rất thấp nhưng bố và mẹ cũng nên cẩn thận kiểm tra sức khoẻ thật kỹ khi cảm thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường. Vi rút vào cơ thể phải có một khoảng thời gian ủ bệnh vì thế mà chúng ta ít nhận ra được.
Những con đường lây nhiễm khác của viêm gan B
Ngoài con đường lây nhiễm từ mẹ sang con thì bệnh còn có rất nhiều con đưỡng truyền nhiễm khác như:
- Qua sự tiếp xúc gần ở trường học, bệnh viện, nơi công cộng hoặc trong chính ngôi nhà của chúng ta. Khi chúng ta vô tình tiếp xúc với chất dịch, máu của người bệnh thì cũng có khả năng mắc bệnh. Ngay cả vết thương nhỏ như vết xước, trầy cũng khiến loại vi rút này phát tán ra những người xung quanh.
- Quan hệ tình dục cũng là một trong những con đường lây nhiễm của bệnh. Sự tiếp xúc thân mật ở bộ phận sinh dục làm tăng cơ hội lây nhiễm bệnh giữa người với người. Chất dịch âm đạo hoặc ở dưỡng vật là nguồn truyền nhiễm vi rút sang cho bạn tình. Có thể thấy quan hệ tinh dục là một trong những con đường lây truyền của rất nhiều bệnh khác nhau.
- Con đường lây truyền vi rút trực tiếp chính là đường máu. Trong trường hợp bạn dùng chung tiêm chích và truyền máu của người bệnh làm tăng cơ hội lây bệnh cho bạn.
Cách ngăn ngừa viêm gan B từ mẹ sang con
Trong tình huống người mẹ đang trong giai đoạn nhiễm bệnh cấp tính thì không nên mang thai. Bạn nên tham khảo ý kiến chuyên môn từ bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp. Khi bệnh đã chấm dứt, chức năng gan trở lại bình thường thì lúc đấy bạn có thể mang thai. Quá trình mang thai sẽ có rất nhiều thay đổi trong và ngoài cơ thể tốt nhất hãy chuẩn bị sức khoẻ ổn định trước khi có thai.

Con đường ngăn ngừa tốt nhất đối với mẹ bầu và thai nhi chính là tiêm chủng. Nếu bạn có kế hoạch sinh con hoặc muốn bảo vệ cơ thể trước hôn nhân có thể tiêm chủng viêm gan B tại các cơ sở y tế địa phương. Hiện nay chi phí cho mũi tiêm ngừa bệnh không còn đắt đỏ và hiếm như ngày trước. Bạn chỉ cần được khám sàng lọc trước và bắt đầu vào tiêm ở bất kỳ thời gian nào.
Việc tiêm chủng vừa bảo vệ sức người mẹ vừa bảo vệ cho thai nhi. Ngoài ra còn giúp bảo vệ sức khoẻ cho những người xung quạnh vì viêm gan B là một bênh có khả năng lây nhiễm cao. Xây dựng chế độ sinh hoạt phù hợp, cung cấp đủ chất, tránh thức khuya, tránh rượu bia sẽ là những phương pháp giúp bạn có sức khoẻ tốt.