Bệnh dại ở động vật bắt nguồn từ một loại vi rút chúng có khả năng gây tử vong ở người. Đó là lý do vì sao vật nuôi trong gia đình cần được tiêm chủng định kỳ. Hạn chế tiếp xúc cũng như va chạm với động vật hoang vì chúng có thể lây bệnh cho bạn. Vậy trong trường hợp bị mèo dại cắn bao lâu thì phát bệnh? Bệnh dại ở người có những biểu hiện, triệu chứng gì?
Mục lục:
Tổng quan về bệnh dại ở động vật
Vi rút dại thường tồn tại trong cơ thể động có vú và máu nóng ví dụ như chó, mèo, dơi,..Con đường phát tán thường thấy của chúng là thông qua vết cắn, vết xước do động vật để lại trên cơ thể người. Trong trường hợp bạn bị thương bị động vật hoang liếm chứng cũng có khả năng bị vi rút dại xâm nhập. Loại vi rút này theo dây thần kinh đi lên trung ương thần kinh với vận tốc 0,3mm/giờ.
Đầu tiên chúng sẽ xâm nhập vào vỏ não, tiếp đến phần não trên và dưới. Sức đề kháng yếu ớt thì loại vi rút này tiếp tục thâm nhập đến những cơ quan khác. Trong tình huống bạn tiêm chủng ngay sau khi bị cắn thì khả năng phát bệnh sẽ thấp hơn. Chỉ cần những tổn thương nhỏ ở não đã đủ khiến sức khoẻ của chúng ta gặp vấn đề. Khi chúng đã xâm nhập sâu hơn ở các cơ quan khác thì mức độ tử vong sẽ tăng cao.
Nước bọt của động vật mắc bệnh dại là ở chứa vi rút cao nhất trong cơ thể chúng. Chỉ cần chúng liếm vào bất kỳ vết hở nào trên cơ thể người cũng khiến chúng ta nhiễm bệnh. Thời gian ủ bệnh cũng phát tán của mỗi người khác nhau. Có người chỉ trong vòng 1 tuần, một số khác thì 1 tháng có thể lên đến 1 năm. Còn tuỳ vào lượng vi rút và thể trạng cơ thể của người nhiễm bệnh.
Triệu chứng thường gặp của bệnh dại ở người
Trong thời gian ủ bệnh hầu như con người không có những dấu hiệu cụ thể. Tuy nhiên ở một số đối tượng những triệu chứng dại khá là rõ ràng. Điển hình như: sốt, lo lắng, la hét, tinh thần chán nản, sợ hãi, tâm trạng tiêu cực. Triệu chứng nặng hơn nữa là người bệnh sẽ bị liệt. Tình trạng bệnh diễn ra 2-7 ngày và tử vong do bị liệt cơ hô hấp.

Trong quá trình phát bệnh dại người bệnh sẽ cảm thấy co thắt ở cổ họng mỗi khi uống nước. Chính lý do này khiến họ khó chịu và cảm thấy khó chịu mỗi khi thấy nước. Tâm trạng lo lắng cộng thêm việc sợ nước, họ sẽ thường xuyên la hết, phát điên giúp với động vật khi bị dại. Đấy là những triệu chứng thường gặp ở người khi mắc bệnh dại mà chúng ta có thể quan sát được.
Một số triệu chứng khác như mất mùi vị thức ăn, hai mắt đỏ ngầy, lo sợ ngay cả những âm thanh bình thường. Người mắc bệnh dại sẽ giống với chó mèo mỗi khi gặp chuyện sợ hãi. Đôi mắt đỏ ngầu, lúc nào cũng lo sợ, bất cứ âm thanh hay người xung quanh cũng khiến họ lo lắng, bất an.
Bị mèo dại cắn bao lâu thì phát bệnh?
Thời gian phát bệnh do mèo cắn tuỳ vào từng người sẽ có thay đổi khác nhau. Có người chỉ sau vài ngày đã phát bệnh, một số khác lên đến 1 tháng, 1 năm. Tuy nhiên còn phụ thuộc vào vết cắt, vết thương ở khu vực nào trên cơ thể con người. Nếu ở cổ, mặt gần khu tâm thần kinh thì bệnh dại phát tán chỉ sau 10 ngày. Ở tay, chân thì tốc độ di chuyển của vi rút chậm và lâu hơn nên ủ bệnh trong thời gian dài.
Nếu bạn cẩn thận xử lý vết thương cẩn thận và ngay lập tức tiêm chủng thì có khả năng không bị nhiễm. Cách tốt nhất để ngăn bệnh dại chính là tiêm phòng ngay lập tức. Vết thương sau khi bị cắn rất cần được làm sạch cẩn thận và đúng cách. Vết cắn chính là ổ vi rút bệnh dại, bạn làm sạch cẩn thận sẽ tránh nguy lân lan sang người khác.

Một cách quan sát nữa để nhận biết được bệnh dại chính là động vật đã cắn bạn. Sau khi cắn 1-2 ngày chúng đã chết thì có khả năng bạn cũng mắc phải bệnh dại. Điều cần thiết nhất là phải tiêm ngừa ngay lập tức và đến gặp bác sĩ khi có triệu chứng nghi ngờ.
Sau khi bị mèo dại cắn nên làm gì?
Xử lý vết thương
Dù là vết thương do té ngã hay mèo cắn thì bạn cũng nên xử lý một cách cẩn thận. Bạn nên rửa thương dưới vòi nước chảy mạnh trong khoảng 10-15 phút. Dùng nước lạnh hoặc nước ấm đều được. Tiếp đến xát khuẩn bằng cồn hoặc dung dịch Povidone-Iodine, không nên nặn máu ở vết thương.
Trong tình huống không có những dung dịch trên bạn có thể dùng xà phòng. Xà phòng có chất tẩy rửa mạnh sẽ làm sạch vết thương tương đối tốt, hạn chế sinh sôi của vi rút. Sau khi đã làm sạch bạn dùng băng gạc bang bó vết thương cẩn thận. Điều quan trọng. nhất là nên đến gặp bác sĩ ngay khi có thể.
Nếu vết cắn quá sâu, quá dài thì bạn cần phải được khâu lại. Để vết thương hồi phục nhanh và không để lại sẹo bạn nên uống thuốc theo đơn của bác sĩ. Hạn chế ăn uống các món như rau muống, rượu bia, bò,…sẽ khiến vết thâm nặng hơn. Sau khi chúng lành hẳn hãy dùng thuốc bôi để chữa sẹo. Đôi khi hình thành sẹo lồi dùng thuốc bôi không chữa hết bạn cần đến những thủ thuật y tế sâu hơn.
Thăm khám bác sĩ về việc tiêm ngừa
Khi đến gặp các bác sĩ bạn hãy trình bày cụ thể tình huống của bản thân. Nếu xác định mèo hoặc chó cắn là vật nuôi được tiêm ngừa đầy đủ bạn có thể yên tâm. Tình huống xấu hơn là bị động vật hoang cắn thì bạn nên tiêm ngừa dại và uốn ván. Đây là hai loại tiêm chủng cần thiết cho người bị động vật dại cắn.
Vật nuôi trong gia đình thường sẽ được gia chủ tiêm chủng định kỳ để ngừa bệnh dại. Đó là lý do vì sao mà chúng ta có thể yên tâm không bị nhiễm bệnh dù bị cắn. Với những động vật hoang thì bạn cần phải thăm khám, tiêu chủng đầy đủ. Vì chúng không được tiêm ngừa đầy đủ như vật nuôi trong nhà. Chúng ta cũng không thể chắc chắn chúng có mắc bệnh hay không.
Quan sát các dấu hiệu của cơ thể
Trong trường hợp sau khi bị cắn, vài ngay tiếp theo động vật đó đã chết. Bạn nên tự quan sát các triệu chứng dại trên cơ thể của mình trong khoảng 10 ngày. Dù đã tiêm ngừa những đôi khi vi rút lây bệnh quá mạnh vẫn khiến chúng ta mắc bệnh. Ngay khi cảm thấy cơ thể sốt, lo lắng, mệt mỏi bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra kỹ hơn.

Bệnh dại nếu được điều trị kịp thời sẽ hạn chế chuyển nặng và tử vong. Tình hình bệnh phát tán rất nhanh, bạn không kịp thời nhập viên kiểm tra sẽ không còn đủ thời gian cứu chữa. Vì chúng là một loài vi rút ăn não cấp tính, tốc độ phát tán rộng rất nhanh. Hãy quan tâm và tiêm ngừa bệnh đúng thời gian để bảo vệ sức khoẻ bạn nhé!