Bị bọ cạp cắn có sao không? Cách xử lý bị bò cạp cắn thế nào?

Khi nghe đến bò cạp hầu hết ai trong chúng ta cũng cảm lo sợ và không ưa thích chúng. Một số khác còn tin rằng loài bò cạp có thể cắn chết người như trong các bộ phim từng chiếu. Tuy nhiên bò cạp có nguy hiểm đến thế không? Sự thật về nọc độc của chúng là như thế nào? Bị bò cặp cắn có sau không? Tất cả sẽ có lời giải đáp trong bài viết dưới đây:

Tìm hiểu về loài bò cạp

Bò cạp là loài như thế nào?

Trước khi biết rõ về sự “nguy hiểm” của bò cạp, chúng ta phải nắm rõ các đặc điểm hình dạng của chúng. Bò cạp là loài chân đốt ăn thịt, chúng có 8 chân, ước tính trên toàn thế giới có khoảng 1500 con bò cạp. Để có thể dễ dàng nhận biết được chúng bạn có thể dựa vào những đặc điểm sau:

  • Cơ thể của chúng được chia thành 2 phần rõ rệt là đầu và bụng
  • Ở phần bụng hay còn được gọi là vùng thân sau và có cả đuôi
  • Chúng có hậu môn nằm ở đốt cuối và đây cũng là nơi chứa nọc độc

Ở nước ta có vùng khí hậu khá đặc biệt không giống với những nơi khác trên thế giới. Đối với loài bò cạp sa mạc chính là nơi mà chúng trú ngự và sinh sôi tốt nhất. Ở nước ta lại không có những vùng khí hậu đặc biệt như thế nên bò cạp chỉ tồn tại hai chủng loài: bò cạp đen và bò cạp nâu.

Bò cạp không nguy hiểm như chúng ta vẫn nghĩ
Bò cạp không nguy hiểm như chúng ta vẫn nghĩ

Từ đây cho chúng ta thấy rằng số lượng chủng loài bò cạp ở nước ta không nhiều. Mật độ sinh sôi nảy nở của chúng cũng không cao, chúng thường chỉ tập trung chủ yếu ở một vùng nhất định. Vì thế mà ở các thành phố lớn rất ít khi bắt gặp bò cạp, càng khó có trường hợp bị chúng cắn gây nguy hiểm tính mạng.

Nọc độc của loài bò cạp

Như chúng tôi đã trình bày ở phần trên, chủng loài của bò cạp hiện ở nước ta rất ít. Mà những chủng loài bò cạp này lại không có nọc tính quá cao. Tuy nhiên bạn cần hiểu rõ một điều vì bò cạp cũng có rất nhiều phân loại khác trên thế giới. Mỗi phân loài sẽ có một loại nọc độc khác nhau, nọc tính từ trung bình đến nguy hiểm.

Tuy nọc độc bò cạp ở nước ta không cao nhưng vẫn sẽ có những dấu hiệu như sưng, tế. Trong tình huống xử lý không tốt vết thương sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của bạn. Vì thế để tránh việc bị bò cạp cắn bạn nên hiểu rõ về tập tính của bò cạp. Tự ý thức bảo vệ bản thân mình khi đến bất kỳ nơi đâu dù là trong hay ngoài nước.

Nọc độc của bò cạp không quá nguy hiểm như chúng ta vẫn thường nghĩ
Nọc độc của bò cạp không quá nguy hiểm như chúng ta vẫn thường nghĩ

Tuy nhiên còn một điều đặc biệt ở bò cạp nữa chính là chúng sẽ không chủ động tấn công. Chúng cũng giống như con người, chỉ phản công khi cảm thấy bị đe doạ và nguy hiểm. Bên cạnh đó bò cạp ưa thích mùa nóng và chúng sẽ hoạt động chủ yếu vào ban đêm ở mùa hè. Thời tiết càng oi bức chúng càng dễ xuất hiện đó là lý do vì sao bò cạp ở sa mạc rất nhiều.

Dấu hiệu cho thấy bị bò cạp cắn

Trên thực tế dấu vết bò cạp cắn so với những loài côn trùng khác không có quá nhiều khác biệt. Với độc tính trung bình như các chủng loài ở nước thì dấu hiệu sẽ là sưng nóng nhẹ, tê râm ran, đau nhức. Trong tình huống nặng hơn bệnh nhân đã tiếp nhận một lượng lớn nọc độc sẽ có những dấu hiệu như:

  • Chảy nước dải, đổ mồ hôi, lên cơn co giật
  • Tim đập nhanh hoặc loạn nhịp bất thường
  • Tăng huyết hoặc hạ đường huyết đột ngột
  • Với trẻ em sẽ quấy khó nhiều, khó chịu, sốt cao và đau ở vết cắn

Với người lớn có thể chịu đựng được sự khó chịu sau cắn. Tuy nhiên chúng không được lơ là, độc tính của bò cạp không cao nhưng nếu tiếp nhận một lượng quá nhiều sẽ gây nguy hiểm. Cơ thể chúng ta có cơ chế tự chống lại với nọc độc. Nhưng trong tình huống một lượng quá lớn sẽ khí cơ thể mất kiểm soát. Dẫn đến nhiều triệu chứng nguy hiểm và không thể tự chống trả lại được.

Bị bò cạp cắn có sau không?

Trên thực tế, độc tính các chủng loại bò cạp ở nước ta không cao nên về mặt nguy hiểm sẽ không nhiều. Sự đe doạ tính mạng con người là nằm ở số lượng độc tính được đưa vào cơ thể ngay lúc cắn. Ở một mức độ vừa phải thì chỉ là những phản ứng nhẹ như đau râm ran, sốt nhẹ. Nhưng nếu quá nhiều sẽ gây co giật, nhịp tim thay đổi, đổ mồ hôi và ảnh hưởng không tốt đến cơ thể con người.

Vì thế dù độc tính không cao chúng ta cũng không thể chủ quan không phòng ngừa bò cạp. Nên thường xuyên dọn dẹp nhà cửa thông thoáng. Nhất là vào màu nóng rất nhiều loài côn trùng phát triển mạnh mẽ. Vì thế nên sắp xếp nhà cửa gọn gàng, thông thoáng. Có nhiều chỗ rộng rãi để tránh được sự ủ nóng do thời tiết gây nên.

Cách xử lý khi bị bò cạp cắn

Để không gây những ảnh hưởng đe doạ tính mạng con người chúng ta nên lưu ý được những bước xử lý vết thương. Ngay sau khi bị bò cạp cắn nên sát trùng vết thương bằng cồn 70 độ hoặc Povidine. Ngăn ngừa sự lây lan của nọc độc chạy đến những cơ quan khác bằng cách chườm đá lạnh. Bạn có thể bọc đá trong một chiếc khăn mỏng và chườm vào vết thương.

Tầm 10 đến 15 phút vết thương bớt đau rát thì đi đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám. Và những dụng cụ sử dụng trong qua trình kháng khuấn nếu khôgn cần nữa hay đem bỏ. Cắt đứt mạch lây lan của một số vi khuẩn gây hại trong quá trình vệ sinh vết thương của bệnh nhân.

Chườm đá giúp vết thương mau lành và hạn chế lây lan của nọc độc
Chườm đá giúp vết thương mau lành và hạn chế lây lan của nọc độc

Sức khoẻ của con người là vô giá, chúng ta nên trân trọng và yêu thương chính mình. Không thể làm ngờ hoặc chủ quan trước mọi dấu hiệu đáng ngờ của cơ thể. Bò cạp dù không đủ độc tính để cướp đi mạng sống của con người nhưng chúng vẫn có thể gây ra một số hệ quả sau này. Ảnh hưởng đến nhịp tim, nhịp thể, để lại sẹo xấu hoặc một số di chứng không mong muốn khác.

Hãy cẩn thận khi cần thiết bạn nhé vì một cuộc sống khoẻ mạnh và hạnh phúc!