Nhiễm trùng uốn ván ủ bệnh bao lâu? Phương thức lây truyền là gì?

Uốn ván là một loại bệnh nhiễm trùng thường thấy trên cơ thể con người. Chúng ta thường nghĩ rằng uốn ván đã có vaccine phòng ngừa nên chúng sẽ không quá nguy hiểm với sức khoẻ. Tuy nhiên bất kỳ một sự tấn công gì của vi khuẩn đối với cơ thể con người đều sẽ có những tình trạng bệnh lý khác nhau.

Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về quá trình ủ bệnh cũng như lây truyền của uốn ván. Từ đây, giúp tất cả mọi người có được sự phòng ngừa bệnh tốt nhất.

Bệnh uốn ván là gì?

Bệnh uốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp do ngoại độc tố của vi khuẩn gây nên gây tổn thương trực tiếp đến hệ thần kinh của chúng ta. Bệnh uốn ván hay còn được gọi là bệnh phong đòn gánh. Thông thường chúng sẽ xuất hiện trên vết thương, vết cắn trên cơ thể con người trong điều kiện yểm khí. Sau tai nạn bạn không xử lý kịp thời hoặc không tiêm ngừa thì độc tố này có thể phát triển rất nhanh.

Vi khuẩn uốn ván
Vi khuẩn uốn ván

Điển hình như khi bạn bị chó dại cắn, ngoài vác xin ngừa dại bạn còn cần tiêm ngừa uốn ván. Khi chúng té xe, tai nạn gây nên vết thương ra máu nhiều bạn cũng cần được tiêm uốn ván. Vết thương của chúng ta cần được xử lý đúng cách để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn độc hại. Ngăn ngừa quá trình lây truyền bệnh đến hệ thần kinh cũng như đẩy nhanh quá trình lành vết thương.

Nhiễn trùng uốn ván ủ bệnh bao lâu?

Quá trình nhiễm trùng uốn ván ủ bệnh tuỳ vào thể trạng cơ thể mà chúng sẽ diễn ra ngắn hoặc dài. Một số trường hợp chỉ sau khi bị thương từ 3-5 ngày đã có dấu hiệu phát bệnh như cứng hàm. Tuy nhiên một số trường hợp khác thì lại ủ bệnh 1 đến vài tháng. Thời gian dao động sớm nhất để ủ bệnh thường thấy là từ 7-14 ngày, bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu lâm sàng.

Vết thương hở cũng là nguồn lây của bệnh uốn ván
Vết thương hở cũng là nguồn lây của bệnh uốn ván

Tuy thời gian ủ bệnh dao động khá dài nhưng giai đoạn bệnh phát triển lại rất nhanh. Chỉ sau 48 giờ bệnh đã khởi phát những dấu hiệu nghiêm trọng hơn như co giật, cứng cơ. Độ nặng của uốn ván sẽ tuỳ vào độ bẩn của vết thương. Vết thường càng bẩn thì bệnh uốn ván càng phát triển nghiêm trọng hơn. Đó là lý do vì sao chúng ta phải cẩn thận và sạch sẽ quá trình làm sạch vết thương.

Thời gian ủ bệnh uốn ván còn tuỳ thuộc vào cơ địa, thể trạng của bệnh nhân. Rất nhiều trường hợp bệnh nhân có sức đề kháng bình thường nhưng vẫn mắc phải uốn ván. Có thể là do tiêm ngừa quá trễ hoặc chăm sóc vết thương không tốt. Những vết thương hở nếu băng quá kín sẽ gây ra tình trạng yểm khí, quá trình hồi phục sẽ rất lâu.

Phương thức lây truyền bệnh uốn ván là gì?

Thông thường bệnh uốn ván có phương thức lây truyền chính là từ môi trường vào cơ thể con người. Những bệnh nhân gặp tai nạn, bị thương ở các môi trường như đất cát, ẩm thấp sẽ dễ bị uốn ván. Vết thương càng nặng môi trường càng bẩn thì bệnh sẽ phát tán càng nhanh hơn. Với người lớn tuy sức đề kháng tốt nhưng vẫn có rất nhiều khả năng bị lây nhiễm.

Với trẻ sơ sinh nhiễm trùng uốn ván có thể là do quá trình cắt dây rốn không đảm bảo. Cuốn rốn là sợi dây nối mẹ và con cũng là phương thức nuôi dưỡng thai nhi trong bụng mẹ. Sau khi ra đời con sẽ được cắt rốn để có thể phát triển một cách tự do. Trong quá trình cắt rốn, dụng cụ cắt phải được khử khuẩn hoàn toàn. Môi trường xung qua nơi trẻ nằm cũng là nơi sạch sẽ, thoáng mát để phòng trường hợp yểm khi gây uốn ván.

Bệnh uốn ván tuy không nặng nhưng chúng vẫn có khả năng đe doạ tính mạng vì tấn công vào hệ thần kinh. Mặt khác với trẻ sơ sinh, cơ thể quá non nớp để có thể chống chọi lại loại vi khuẩn này. Để bảo đảm rằng cơ thể khoẻ mạnh bạn nên chích ngừa uốn ván khi cần thiết. Bất kỳ vết thương nào cũng nên xử lý cẩn thận.

Xử lý vết thương như thế nào để ngừa uốn ván?

Trong tình huống khi bạn gặp tai nạn ở ngoài đường, không có dụng củ khử khuẩn, môi trường cũng không được tốt. Bạn có thể dùng nước sạch để rửa sơ vết thương và nhanh chóng nhờ người xung quanh đưa đến cơ sở y tế gần nhất. Nếu vết thương không quá lớn và cũng không mất quá nhiều máu bạn có thể tự xử lý tại nhà. Mỗi nhà nên chuẩn bị sẵn nhưng loại thuốc như oxy già, cồn khử khuẩn, bông băng, thuốc đỏ,…

Sau khi rửa sạch vết thương với nước ấm hoặc lạnh, bạn tiếp tục dùng oxy già hoặc cồn để kháng khuẩn lần nữa. Đừng vội băng vết thương mà hãy để chúng có thể gian thích ứng. Bôi một lớp thuốc đỏ để giúp vết thương mau lành và làm dịu sưng tấy. Những ngày sau đó bạn nên quan sát vết thương cẩn thận. Bất kỳ dấu hiệu không ngờ nào hay đau nhứt, cứng cơ hãy đến cơ sở y tế để thăm khám.

Phòng ngừa uốn ván bằng cách tiêm vác xin
Phòng ngừa uốn ván bằng cách tiêm vác xin

Vết thương có diện tích quá lớn hoặc quá sâu cần sự can thiệp của người có chuyên môn bạn nên lưu tâm đến vấn đề chích ngừa uốn ván. Liều uốn ván sẽ có quy định từng mũi theo từng mốc thời gian. Bạn chỉ cần đảm bảo đủ liều chích ngừa thì khả năng mắc uốn sẽ thấp hơn. Tuy nhiên vác xin không phải thuốc trị bệnh, chúng chỉ ngừa bệnh một phần nào đó. Để chắc chắn cơ thể khoẻ mạnh bạn vẫn nên quan sát mỗi ngày.